Máy ảnh tạo ra ảnh bằng cách dùng ánh sáng phản chiếu. Khi không có nhiều ánh sáng phản chiếu khỏi chủ thể, máy ảnh sẽ gặp khó khăn. Bạn cần học kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng để kiểm soát máy ảnh khi chụp trong các điều kiện ánh sáng yếu.

ky thuat chup anh thieu sang
Sm© Kevin Landwer-Johan

Máy ảnh và mắt chúng ta ‘thấy’ mọi thứ theo các cách khác nhau. Khi ánh sáng thấp, mắt ta thường không thấy chính xác các màu sắc. Khi ta chụp trong ánh sáng thấp chúng ta có thể điều chỉnh thiết lập chụp ảnh phơi sáng trong máy ảnh. Điều này cho phép tạo ra các bức ảnh mà mắt người không bao giờ thấy một cách tự nhiên được.

Các vệt sáng từ đèn của xe cộ băng ngang hoặc sự chuyển động mờ của ngọn lửa không bao giờ là thứ mà mắt ta thấy một cách tự nhiên. Chúng chỉ là kết quả của việc dùng tốc độ màn trập thấp trên máy ảnh.

Việc mở khẩu độ của lens sẽ cho ra độ sâu trường ảnh nông ngoài khoảng mắt ta sẽ thấy. Thực hiện điều này cho phép nhiều ánh sáng tác động lên cảm biến hơn và có thể cho ra các kết quả ấn tượng trong ánh sáng yếu.

 © Kevin Landwer-Johan

Thiết lập ISO  cao giúp ta chụp được ảnh trong điều kiện gần tối. Nhưng đồng nghĩa với việc chất lượng hình ảnh sẽ bị nhiễu . ISO càng cao thì ảnh càng nhiễu, do vậy bạn cần sử dụng máy ảnh có khả năng khử nhiễu cao thì mới có được những bức ảnh chất lượng.

CÁC KỸ THUẬT CHỤP ẢNH THIẾU SÁNG

1. Hình dung ra cái bạn muốn chụp

   Bắt đầu bằng một ý tưởng trong đầu về tấm ảnh bạn muốn chụp khiến mọi thứ dễ dàng hơn. Điều này sẽ dẫn tới sự phát triển sáng tạo hơn trong nhiếp ảnh.

ky thuat chup anh thieu sang
© Kevin Landwer-Johan

Bắt đầu bằng cách này có thể là thách thức với vài người, nhưng đó là điều tuyệt vời cần học khi nó đốc thúc bạn học cách dùng máy ảnh một cách linh hoạt hơn.

Hãy cân nhắc liệu bạn muốn một tấm ảnh sắc nét hoặc muốn có chút blur do tốc độ màn trập thấp trong trường hợp chủ thể chuyển động. Hãy nghĩ về cách một thiết lập khẩu độ rộng sẽ ảnh hưởng nhiều thế nào lên độ nét của ảnh. Liệu đó có phải cái bạn muốn?

>>Xem thêm : 101 thứ để chụp khi bạn cạn ý tưởng

2. Thiết lập các thông số máy ảnh?

Tôi có thể cho bạn hướng dẫn nhưng bạn sẽ chỉ thực sự biết thông qua việc tự thử nghiệm với các thiết lập. Tôi không thể nói bạn biết cài đặt chính xác nào cần dùng vì mỗi tình huống bạn sẽ chụp bao gồm nhiều thông số cần thay đổi.

ky thuat chup anh thieu sang
© Kevin Landwer-Johan

Bạn có thể đặt máy ở chế độ Program trên Auto ISO và để máy lựa chọn thay bạn. Hoặc hãy chọn một trong các chế độ khung cảnh đêm mà máy bạn có.

Cả hai tuỳ chọn này rất có ích khi bạn mới bắt đầu thử nghiệm với chụp ảnh ở ánh sáng thấp. Tuy nhiên, chúng sẽ cho ra các kết quả chung chung.

Các thiết lập tự động chỉ hiệu quả khi bạn dùng chúng để học hỏi lúc ban đầu và sau đó phân tích dữ liệu EXIF chúng có. Nghĩ đến tấm ảnh muốn chụp có nghĩa bạn có thể học về khẩu độ, tốc độ màn trập và thông tin ISO có trong EXIF.

© Kevin Landwer-Johan

Khi bạn làm được điều này, hãy chuyển máy sang chế độ Manual bằng cách dùng ba chế độ phơi sáng này. Giờ hãy chỉnh những cái bạn nghĩ sẽ bắt đầu cho bạn các hiệu ứng mong muốn. Hãy tiếp tục điều chỉnh, lần lượt từng cái, cho tới khi bạn hài lòng với cái bạn thấy.

Khi bạn thực hành và trở nên quen với các thiết lập máy ảnh và các điều kiện chiếu sáng thì bạn sẽ không còn cần dùng chế độ tự động nữa. Bạn sẽ nâng cao đc kỹ thuật chụp ảnh thiếu sáng của mình.

© Kevin Landwer-Johan 

Trong ảnh này tôi muốn chủ thể sắc nét. Lens tôi dùng trên Nikon D800 là loại 35mm f1.4, ISO 4000, f/1.4 và tốc độ màn trập là 1/10s. Tôi không dùng flash.

© Kevin Landwer-Johan

Thời gian phơi sáng 8 giây được dùng trong ảnh này tạo ra motion blur ở người và lửa. ISO 1600 và f/7.1.

Ánh sáng thay đổi từ ngọn lửa có nghĩa tôi phải coi các cài đặt phơi sáng cẩn thận và chỉnh chúng khi cần thiết.

3. Thêm ánh sáng bên ngoài

Đèn Flash và LED được thêm vào khung cảnh khi ánh sáng thấp sẽ ảnh hưởng lên ảnh của bạn. Bạn cần kiểm soát những loại đèn này cẩn thận để có thể cho ra kết quả trông tự nhiên nhất.

Dư sáng sẽ tạo ra các vùng tối khó coi và các vùng sáng gắt. Còn khi thiếu sáng bạn không thể thấy được hiệu ứng nào cả. Lần nữa, khi bạn mới bắt đầu, thử nghiệm là quan trọng.

© Kevin Landwer-Johan

Hãy kiểm tra các thiết lập flash khác nhau để xác định cái nào phù hợp nhất. Thử TTL hoặc thiết lập tự động trước. Tuỳ vào máy và flash mà những thiết lập này trong bất cứ tình huống nào kết quả sẽ tốt hơn hoặc tệ hơn.

Nếu bạn không hài lòng, hãy chuyển flash sang chế độ Manual. Hãy bắt đầu với mức năng lượng bằng 1/2 và chụp thử. Chỉnh cao hơn hoặc thấp hơn và dần dần chụp một loạt ảnh tới khi bạn hài lòng với kết quả bạn thấy trên màn hình.

4. Tạo file RAW và chỉnh sửa ở phần hậu kỳ

Chụp trong điều kiện ánh sáng thấp là một thử thách thực sự, bạn sẽ đạt kết quả tốt nhất chỉ sau khi qua vài quá trình hậu kỳ. Công nghệ máy ảnh tiếp tục cải thiện nhưng chưa lý tưởng cho lắm, đặc biệt khi ánh sáng thấp.

© Kevin Landwer-Johan

Chụp ảnh RAW cho phép độ linh hoạt cao hơn khi xử lý ở hậu kỳ và giữ lại được chất lượng cao nhất. Phổ biến nhất là bạn sẽ muốn giảm lượng noise kỹ thuật số xảy ra khi để ISO càng cao.

Màu sắc và độ tương phản có thể trở nên nhợt nhạt ở thiết lập ISO càng cao. Tăng độ tương phản và độ bão hoà sẽ làm cho ảnh trông thô hơn.

5. Lấy nét

Nhiều máy ảnh sẽ gặp khó khăn khi tự động lấy nét trong điều kiện ánh sáng thấp. Sẽ mất một khoảng thời gian để ống kính lấy nét được. Thậm chí nó có thể không chọn điểm bạn muốn lấy nét nếu camera đặt ở chế độ lấy nét đa điểm. Trong các tình huống khắc nghiệt nó có thể không lấy nét được gì cả.

© Kevin Landwer-Johan

Lấy nét bằng tay có thể là lựa chọn tốt nhất nhưng cũng khó khăn hơn trong ánh sáng thấp. Bằng cách dùng nguồn sáng bên ngoài, như đèn pin, nhắm vào khu vực của bố cục bạn muốn lấy nét có thể giúp ích đấy. Khi lens đã lấy nét được, hãy tắt đèn pin đi nếu bạn không muốn nó ảnh hưởng đến độ sáng.

Kết luận

Thực hành và thử nghiệm sẽ giúp bạn đạt kết quả tốt hơn. Chụp trong ánh sáng thấp càng nhiều thì bạn sẽ càng quen với các kết quả khi áp dụng các thiết lập khác nhau hơn.

Hãy bắt đầu bằng các chủ thể đơn giản khi bạn có nhiều thời gian. Việc học chụp ảnh đẹp trong ánh sáng thấp không phải dễ thành công chỉ sau một đêm đâu.

Chúc các bạn sẽ có thật nhiều những bức ảnh chụp phơi sáng đẹp

0971 190 678 Hỗ trợ 24/24